Sơn mài - Trần Quốc Hưng
Đò xứ Huế ( Ảnh Đào Hoa Nữ).
“Khai tử” chiếc đò truyền thống Huế
TT - Chiếc đò mui vòm vốn là một nét thơ mộng trên sông Hương và rất thân quen với người Huế đã bị “khai tử” bởi một quy định mới của UBND TP Huế, buộc các chiếc đò phải bỏ mui vòm thay bằng mui vuông.
Kiểu đò mui vòm truyền thống này đang bị “khai tử” - Ảnh: TRƯƠNG VỮNG |
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Bảo Đàn (Phân viện Văn hóa nghệ thuật VN tại Huế), chiếc đò mui vòm truyền thống của Huế được các nhà nghiên cứu nước ngoài đánh giá đạt đỉnh cao về kỹ thuật cấu trúc. Chưa nói đến hình tượng đẹp trong nghệ thuật, thi ca..., con đò cũng chính là hình ảnh đại diện của văn hóa sông nước, là một bộ phận cấu thành nên văn hóa Huế. |
Người đầu tiên phát hiện sự bất thường này là nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Vững, khi anh đi sáng tác và bất ngờ nhìn thấy những con đò bỗng nhiên thay đổi mui vuông.
Bộ “đồng phục kiểu mới” này ra đời theo “Quy định mẫu mui đò cho các đò hành nghề trên sông thuộc địa bàn thành phố Huế”. Theo đó, mui đò dạng lắp ghép, mái mui che bạt, xung quanh để trống không được che chắn, chiều cao mui không quá 0,8m so với mạn, chiều dài không quá 2m dọc theo đò...
Khi neo đậu phải tháo dỡ toàn bộ mái, cột chống của mui đò, cấm không được sử dụng đò có mui để cư trú, sinh hoạt trên sông. Quy định này còn kèm theo bản vẽ cụ thể mẫu mui đò.
Ông Châu Văn Lộc - trưởng Phòng Quản lý đô thị Huế - cho biết việc ban hành quy định trên nhằm giải quyết triệt để tình trạng người dân sông nước đã được định cư quay lại sống lênh đênh trên con đò.
Ông Nguyễn Viết Bằng - phó trưởng Phòng Quản lý đô thị Huế, người trực tiếp thực hiện quy định về mẫu mui đò - nói mẫu mui đò mới dựa vào tham khảo thực tế nhiều chiếc đò di chuyển trên sông Hương để đánh bắt thủy sản và làm cát sạn.
Nhiều hộ dân sông nước đã đóng mui đò theo quy định mới như thế này - Ảnh: TRƯƠNG VỮNG |
Theo ông Bằng, mẫu mui đò mới khi lưu thông trên sông có thể che được mưa nắng, khi đậu đỗ có thể tháo lắp được, tránh việc cố định mui dễ nảy sinh ăn ở bên trong. Tuy nhiên, ông Bằng cũng thừa nhận khi thực hiện đã không nghĩ đến các yếu tố thẩm mỹ và văn hóa, mà chỉ nghĩ đến tiện cho việc quản lý sinh hoạt trên đò.
Quá ngạc nhiên với quy định này, họa sĩ Nguyễn Thiện Đức - trưởng khoa mỹ thuật ứng dụng Trường ĐH Nghệ thuật Huế, người từng nghiên cứu kỹ chiếc đò truyền thống Huế - cho biết chiếc đò mui vòm của Huế đã đạt tỉ lệ hoàn chỉnh, hài hòa với công năng sử dụng. Yếu tố chính của sự hài hòa là ở vòm cong của mui đò, rất “ăn” với đường cong của mạn đò.
“Nó vừa đẹp, thanh thoát, vừa rất duyên, lại vừa thuận tiện sử dụng nữa. Đó là chưa nói đến con đò này đã góp phần tạo thành không gian văn hóa sông Hương, do đó rất nên bảo tồn” - ông Đức nhận định.
Về mẫu đò mới, ông Đức nhận xét nó gần giống với mẫu tàu cá đi biển chứ không phải trên sông. Giữa mui và đò lại thể hiện sự chắp vá, không ăn nhập giữa thân cũ và mui mới, lại rất mất cân đối cũng như vô lý về mặt kết cấu.
“Có thể thông cảm cho nhà quản lý nhằm tránh tình trạng tái vạn đò, nhưng áp dụng ngay mẫu mui đò mới là vội vàng” - ông Đức nói.
THÁI LỘC
PHẢN BỘI VÀ HÈN ĐẠI NHÂN
http://nguyenthienthanh-gcxp.blogspot.com/
Đi làm về. Đang loay hoay thì nhận được lệnh: Denny's tối nay 9h nghe! Bốc phôn gọi ngược lại hỏi có chuyện gì? Trời, chuyện như vậy mà đợi 9h cái gì. Bây giờ luôn đi! OK.
Bước vô quán là thấy mr. Nhảm ngồi đó với cái laptop. Hỏi, anh Nhiên đang làm gì đó? Chơi game à? Không. Đang kiếm job. Xong!
Trong làng báo ở hải ngoại, Người Việt là tờ nhật báo lớn nhất về quy mô. Vượt ra hẳn khu vực quận Cam, vùng Nam California, và nói không ngoa thì đó là tờ báo đứng đầu về chất lượng so với nhiều tờ báo tiếng Việt ở trời Âu, trời Mỹ. Tờ Người Việt có tiếng tăm là nhờ đội ngũ phóng viên giỏi.
Trong lúc nhóm chúng tôi ngồi ở Denny's thì Ban lãnh đạo tờ NV cũng đang họp để ra quyết định đuổi việc mr. Nhảm - Tổng Biên Tập, một người làm báo có nghề, phải nói là rất giỏi của họ.
Dù chức vụ của mr. Nhảm trong tờ NV là phụ tá chủ bút. Không biết ai đã đẻ ra cái danh hiệu này mà khi nghe tạo cảm giác rằng làm người phụ tá là người làm chân sai vặt. Ví dụ như phụ tá giám đốc, phụ tá chủ nhiệm... những vị trí này rõ ràng giám đốc, chủ nhiệm là không phải rồi, nghe rất là hữu danh vô thực.
Tôi thường gọi anh Nhiên là ông Nhảm biên tập. Vì nó hài hài cho nó hậu hiện đại, và đúng thực cái công việc khá bận rộn bài vở trong vai trò của Tổng biên tập của một tòa báo. Nhưng thôi, chuyện chức danh chữ nghĩa dành cho những người nào thích danh.
Nhớ cách đây 5-6 năm trước, đọc quảng cáo thấy báo NV có tuyển. Đâm đơn vô chờ cả tháng không thấy trả lời. Đang lang thang bên Minnesota thì nhận được điện thoại gọi về phỏng vấn.
- Anh cho em mấy ngày được không?
- Được. Về trước thứ Bảy là được. Lật đật bay về gặp mr. Nhảm. Xem tướng xem tá, hỏi loanh quanh vài câu trong đó có câu này làm mình nhớ hoài.
-Thanh trước đây đang làm gì mà bị thất nghiệp?
- Dạ, làm hãng DVD. Cuối năm ế hàng quá nên chủ cho nghỉ.
- Cái máy nó ra làm sao? Mình tả và nói sơ qua về nguyên tắc vận hành máy cho người nghe dễ hình dung. Hỏi tiếp: Thế có biết cách nào để phân biệt đĩa lậu và đĩa thật trên thị trường không?
- Dạ biết chứ! Nghe trình bày xong. Ok, good! Đi vào trong này để xem lòng vòng cho biết tòa báo.
Khi ra về, nghĩ trong bụng cha này biết đặt câu hỏi và cách khai thác thông tin rất giỏi. Đặc biệt là câu hỏi phân biệt đĩa DVD. Mang tính trắc nghiệm nghề nghiệp. Nếu không trả lời được câu này, có nghĩa là việc trước mình làm mà không biết gì, thì việc làm sau cũng sẽ không có cửa. Cuộc phỏng vấn gọn nhẹ. Qua được cửa. Done!
Cách đây 5 - 7 năm trước, những tờ báo tiếng Việt online ở hải ngoại rất tệ. Click vào thấy rất nghèo nàn, kể cả báo NV. Trong khi đó báo chí mạng trong nước đóng mở ào ào. Đem ý kiến này trao đổi với anh em trong những buổi trà dư tửu hậu. Nhậu nhẹt bạn bè. Phóng viên học việc mà ý kiến ý cò cái giề? Lãnh đạo tờ NV lúc đó chỉ quan tâm đến bao nhiêu trang quảng cáo trên báo giấy. Mất quảng cáo. Báo chết. Người đi theo. Hehehe..
Vô làm được mấy tháng. Quit job. Mặc dù không trực tiếp làm sếp hướng dẫn, nhưng tôi học từ mr. Nhảm được nhiều điều. Cách chụp hình cho báo chí, cách lấy tin, cách viết và biên tập tin làm sao mà khi đưa lên thì sếp chỉ đọc qua mà không mất thì giờ để cả hai cùng khỏe mà về sớm.
Phải nói rằng đây là một trong những giai đoạn rất khó quên mà tôi có được tình cảm của rất nhiều bạn bè, nhiều anh em, mà bây giờ vẫn tiếp tục duy trì, khi sống quá xa nhà ở bên này.
Một hai năm sau, tờ NV có thay đổi lớn. Fired tập 1 diễn ra. Chủ đề "Thủy Chậu". Mr. Nhảm got fired. Cộng đồng biểu tình gọi mr. Nhảm là kẻ phản bội. Chú Vũ Ánh, lúc đó làm chủ bút. Chịu trách nhiệm. Ông già tuyên bố từ chức một cách hiên ngang. Cả Bolsa rần rần cờ vàng. Tờ NV mất dần nhân sự. Kinh tế down. Không khí ảm đạm. Báo chí quận Cam mang gương mặt của bánh bao chiều.
Sếp mới về, cách mạng đường lối. Những người làm báo giỏi được trọng dụng. Mr. Nhảm quay lại với chức vụ Tổng biên tập. Tờ NV không những lấy được sự tin cậy mà phát triển uy thế mạnh hơn nhờ những thay đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội online. Tờ Người Việt không chỉ giới hạn ở Quận Cam mà Âu , Á tìm đọc rất nhiều. Bốn năm khởi sắc.
Mr. Nhảm phạm mistake. Ban lãnh đạo báo NV đã ra quyết định đuổi việc. Got fai-ờ tập 2 bắt đầu. Nhiều người bi quan cho tình hình ảm đạm như phần một sẽ tái diễn. Không bao giờ xảy ra. Vì Ban lãnh đạo công ty NV đã đi trước một bước bằng một động thái rất hèn nhát. Đuổi người trước khi xảy ra động tĩnh. Không muốn cờ vàng tập trung ầm ĩ ở cổng công ty. Mất phụ tá này thì kiếm phụ tá khác. Cần phải bảo vệ những ông chủ. Hèn đại nhân.
Một số người cho rằng đây là business. Kinh doanh mà không có khách hàng thì cạp đất mà ăn à? Oh, yeah! Nhưng kinh doanh báo chí khác với mở nhà hàng bán bún bò Huế hoặc bán Mỹ tho hủ tiếu. Bán báo, không đơn giản là bán sản phẩm mà kèm luôn cả cái tinh thần và nhân cách của tờ báo đó. Không chấp nhận cách làm báo lá cải, phê phán chế độ độc tài trong đó báo chí được xem là công cụ, là lề phải... vậy liệu tờ Người Việt có xét lại tinh thần và lối xử sự của mình phù hợp với tu chính án số một theo Hiến Pháp của Hoa Kỳ, mà họ cho vẽ tranh và treo ngay bên trên lối cửa chính ra vào của tòa soạn, hay không?
Tự do ngôn luận trong một xã hội thượng tôn luật pháp là chiếc kiếm sắc đầy quyền lực để mọi người dân ở Hoa Kỳ dùng nó chống lại sự đặc quyền, đặc lợi trong một chế độ dân chủ. Thế nhưng, chiếc kiếm sắc ấy đã bị Ban Lãnh đạo công ty báo Người Việt rút ra đâm vào lưng Tổng biên tập, rồi quỳ gối dâng tặng cho một số nhóm người và rón rén rút êm bằng cách khép nép đi theo lề bên phải vì quyền lợi của riêng mình.
Trong nước đang biểu tình ầm ầm chống Trung Quốc và chế độ độc tài đặc quyền, đặc lợi. Tờ Người Việt đang cổ xúy cái tinh thần quật khởi đó để mong giúp được chút gì cho người dân trong nước đang cố lấn từng chút một trên bước đường kiếm tìm những mẩu không khí tự do. Nhưng ở hải ngoại thì tờ Người Việt lại né biểu tình. Run sợ và trở nên hèn nhát!
Báo chí sống nhờ quảng cáo. Một vài năm đầu khởi sự gian nan, làm báo kiếm được mẩu quảng cáo của khách hàng như bắt được vàng. Uy tín và thanh thế được nâng lên bởi cách làm báo của những người tiền nhiệm có nhân cách. Làm báo vì yêu nghề. Trốn thoát tìm đến xứ tự do để được tự do làm báo. Quảng cáo có được là quảng cáo sạch. Đồng tiền sạch. Không giành giật. Trải qua bao nhiêu năm. Tờ Người Việt lớn mạnh không ngừng. Bây giờ có thể tự hào là một đại ca trong làng báo hải ngoại. Nhưng vẫn cái lối tư duy làm báo rất cũ. Vẫn làm báo để kiếm quảng cáo. Cho nên có thể trảm tướng, hèn hạ chém người làm lăn lóc. Những mẩu quảng cáo bây giờ phải giành giật. Khổ thật. Tội nghiệp thật. Và hèn thật.
Thử nghĩ, liệu cái "cộng đồng" mà tờ Người Việt đứng ra quỳ gối có phải là khách hàng đem lại nguồn sống cho tờ báo hay không? Chắc chắn là không. Hơn nữa, thị phần quảng cáo vùng Orange County, Los Angeles, xa hơn chút nữa là Riverside, San Diego nó vẫn mãi là vậy. Vốn định hình và chia phần cho từng ấy tờ báo. Cạnh tranh về mặt kinh doanh không phải là lấn nhau, giành cắn nhau miếng bánh trong thị phần khách hàng quảng cáo. Liệu sau sự kiện này thì quảng cáo sẽ nhiều hơn chăng?
Ở trong nước, báo chí vốn đã bị điều khiển bởi cơ chế độc tôn tư tưởng. Mặt khác lại dành sức để lấn, và đánh nhau trong một cái lề bên phải chật hẹp nên thiếu đi sức mạnh đoàn kết và phần nào mất khả năng báo chí của mình. Ra hải ngoại phải khá lên chứ. Nhưng không. Đâm lưng chiến sĩ vẫn còn. Và đi bòn quảng cáo theo đường đầu gối. Hèn!
Vì sao hèn? Vì tờ Người Việt đã mặc áo giáp nhưng khi xông trận vẫn bỏ của chạy lấy người. "Các bài viết đăng tải trên phụ trang Diễn Ðàn Người Việt không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Nhật Báo Người Việt, mà chỉ là quan điểm riêng của từng tác giả". Mr. Nhảm không được mặc áo giáp và đã bị lãnh đạo tờ Người Việt thọc lưỡi kiếm hèn hạ xuyên ngang hông.
Quảng cáo không biết có tăng không? Nhưng lối xử xự thì quá hèn. Đến bây giờ mà vẫn xun xoe sáo ngữ "tự do ngôn luận" thì rõ ràng là quá tồi và shame on you, những ông chủ của tờ Người Việt!
Báo Người Việt gặp sóng gió
Trần Đông Đức
Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
Cập nhật: 11:05 GMT - chủ nhật, 15 tháng 7, 2012
Người Việt bị phản đối vì đăng thư 'thân cộng'
Truyền thông Việt Nam hải ngoại lại gặp sóng gió sau khi báo Người Việt cho đăng bài có nội dung phỉ báng Việt Nam Cộng hòa trong mục diễn đàn ý kiến độc giả.
Bài viết có quan điểm gần Hà Nội của tác giả Sơn Hà là thư phản biện lại ý kiến của ông Nguyễn Gia Kiểng, một nhân vật được xem là có khuynh hướng hòa hợp hòa giải qua bài viết "Vết Thương Ngày 30 Tháng 4" trong số Chủ Nhật (ngày 8-7-2012).
Tác giả Sơn Hà nói trong thư gửi cho báo Người Việt rằng chiến thắng 30/4 làm "cả dân tộc vui mừng" và "chỉ có đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ là thất thủ".
Người Việt ngay lập tức đã phải hứng cơn Bấm phẫn nộ từ các giới nhân sĩ trong cộng đồng với những lời kết án rằng làm thế nào mà những ngôn từ mạ lỵ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) như thế lại được lên trang của Nhật Báo Người Việt.
Theo tin tức ghi nhận từ Quận Cam thì dường như báo Người Việt đã trải qua những giây phút căng thẳng nhằm "chữa cháy" cho sự kiện được xem là có manh nha lan rộng như vụ in hình chậu rửa chân có hình cờ VNCH vào số báo Xuân năm 2008.
Thế rồi, bằng một biện pháp hành chánh, tờ báo này đã quyết định sa thải ông Vũ Quí Hạo Nhiên, phụ tá chủ bút, là người chịu trách nhiệm lên trang bài viết trong mục diễn đàn độc giả.
Người Việt cũng phải mở cuộc họp báo trong ngày thứ Sáu (13-7-2012) và thừa nhận hết trách nhiệm, đồng thời đưa ra các nguyên tắc về quy chế điều hành phòng tránh những sai sót xảy ra trong tương lai.
Tuy phản ứng của cộng đồng được xem là lý tính và đúng đắn nhưng hình thức giải quyết của Nhật Báo cũng mang tính bất ngờ và quyết định quá nhanh chóng. Một ngạc nhiên khác là người chịu trách nhiệm cũng lại là Vũ Quí Hạo Nhiên, người đã phụ trách lên trang số báo Xuân 2008.
'Kế hoạch giải vây'
Theo sự đánh giá chung thì sự giải quyết như thế là thỏa đáng nhưng việc Vũ Quí Hạo Nhiên bị sa thải lại đi quá xa vấn đề chuyển cảm xúc từ tức giận sang đáng tiếc.
Cách đưa bài của Vũ Quí Hạo Nhiên thường có chút cá tính, dí dỏm và khiêu khích sự hiếu kỳ.
"Việc đăng bức thư ấy với nội dung như vậy đã khiến cộng đồng phẫn nộ, nay nhìn lại toàn bộ sự việc thì đó là điều rất đáng tiếc và sự ra đi của Hạo Nhiên cũng là điều đáng tiếc."
Phạm Phú Thiện Giao - Chủ bút Người Việt
Các thể loại ý kiến độc giả như thế này từng được Vũ Quí Hạo Nhiên đưa lên coi như là biện pháp phản kích về mặt tâm lý với dụng ý người đọc báo xong thường tỏ ra ghê rợn trước miệng lưỡi cực đoan kiểu cộng sản hồng vệ binh. Với bài phản biện dành cho tác giả Nguyễn Gia Kiểng như thế sẽ dẫn đến nhận thức rằng chớ có nên có ảo tưởng là người phía cộng sản đã thay đổi tư duy và nhận thức về cuộc chiến.
Lúc ban đầu thì các nhân sự trong báo Người Việt còn bình tĩnh hy vọng tìm ra cách chữa cháy nhưng sau khí thế áp đảo của các thế lực chống cộng ở Bolsa, công ty báo Người Việt đã viết thư xin lỗi và đi đến quyết định sa thải nhân sự.
Riêng sự ra đi của Vũ Quí Hạo Nhiên lần này để lại sự phân vân tiếc nuối cho bạn bè khắp nơi và dấy lên một số tranh luận về quan điểm báo chí, lập trường ký giả và tôn chỉ của tờ báo.
Ký giả Etcetera của tờ Việt Weekly đã chỉ trích tờ Người Việt về việc sa thải Vũ Quí Hạo Nhiên như là hành động đi ngược với quyền tự do ngôn luận.
Tuy không hoàn toàn hài lòng với cuộc họp báo do Người Việt tổ chức vì theo nhận xét của Việt Weekly đây là kế hoạch giải vây.
"Nhưng dù sao đây là tinh thần đón nhận ý kiến mà Nhật Báo Người Việt lần đầu tiên thực hiện".
Cũng theo lời ông Etcetera, ở mức độ trách nhiệm thì có lẽ ông muốn nghe lời giải thích từ Vũ Quí Hạo Nhiên hơn là biện pháp hiện nay của Nhật Báo Người Việt.
'Chân thực, dí dỏm'
Tin Vũ Quí Hạo Nhiên bị sa thải lần thứ hai cũng nhanh chóng lan truyền trên mạng vì Vũ Quí Hạo Nhiên có facebook đông đúc và cũng là một blogger nổi tiếng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Trên facebook, blogger Mẹ Nấm viết rằng "nói gì thì nói, mình vẫn ủng hộ lối viết chân thực, dí dỏm và ngắn gọn của anh Hạo Nhiên"
"Đọc bài viết của Sơn Hào hiện rõ tính truyên truyền dối trá, lừa gạt mọi người. Nếu biến cố 30/04/75 thực sự tốt đẹp thì ông Võ Văn Kiệt đã không cần tuyên bố 30/04 có triệu người vui thì cũng có nhiều người buồn, và chính quyền nước CHXHCNVN không phải ra quyết định về hoà giải hoà hợp dân tộc…." Một người lấy tên là Anh Dzung viết.
Một người lấy tên là Dang Huong trên facebook: "Nói thật, đọc Người Việt mình chỉ thích đọc bài của bác Hạo Nhiên."
Phạm Phú Thiện Giao, chủ bút của báo Nhật Báo Người Việt cho rằng vì không có câu dẫn nhập hoặc lời tòa soạn về bức thư này cho nên toàn bộ sự việc trở nên nghiêm trọng.
Ông nói: "Việc đăng bức thư ấy với nội dung như vậy đã khiến cộng đồng phẫn nộ, nay nhìn lại toàn bộ sự việc thì đó là điều rất đáng tiếc và sự ra đi của Hạo Nhiên cũng là điều đáng tiếc."
'Tay chơi vĩ cầm'
Trước đây Vũ Quí Hạo Nhiên cũng là một luật sư tốt nghiệp trường luật UCLA. Do gặp phải sơ suất trong công việc nên bị thẩm tra.
Do xảy ra nghịch cảnh gia đình, Vũ Quí Hạo Nhiên đã bỏ qua cơ hội kháng cáo trước hội đồng hành nghề luật của tiểu bang California.
Ông Vũ Quý Hạo Nhiên, người học về luật, cũng là giáo sư toán và một cây violin
Khi không làm nghề luật nữa, anh chuyển sang làm báo chí Việt Ngữ với một đam mê khác thường của một người trưởng thành trong thế giới Anh Ngữ. Blog Bolsavik bằng tiếng Anh của Vũ Quí Hạo Nhiên cũng là một trang web đầy sức lôi cuốn về nội dung và cách hành văn.
Vũ Quí Hạo Nhiên cũng là một giáo sư dạy toán ở đại học Santa Ana và là một tay chơi vĩ cầm có hạng trong các chương trình ca nhạc thính phòng.
Những người đồng nghiệp của Vũ Quí Hạo Nhiên đều có thiện cảm và nhận xét rằng "Vũ Quí Hạo Nhiên là một con người cực kỳ thông minh, cực kỳ lương thiện, và cực kỳ tài năng. Tuy nhiên có những giây phút như làm công ty quá bối rối để lại những hệ lụy không biết phải ăn nói làm sao?".
Cũng có người cho rằng Vũ Quí Hạo Nhiên cũng là một dấu ấn (trademark) mang chất nghệ sỹ của báo Người Việt.
Không biết sau sự ra đi này Nhật Báo Người Việt rồi đây có còn tìm ai có cá tính hay sự dí dỏm tương tự để thay thế.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, người cũng là chủ bút tuần báo Người Việt ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.
Như là một cái ôm thật chặt
giữa những ngày nắng gắt
Như là một lần ta từ chối cúi mặt
giữa những ngày mờ mịt mưa bay
Như là một lần ta được nắm giữ bởi một bàn tay…
Sao lòng vẫn không vui vì điều đó
Sao lòng vẫn muốn nhiều hơn thứ mà ta đang có
... Sao lòng vẫn chỉ lặng im trong khi cần bày tỏ
Sao lòng vẫn như một ngôi nhà trong những đêm nhiều gió
lạnh mà không biết nói với ai?
...
Trích thơ Nguyễn Phong Việt (http://www.facebook.com/#!/thonguyenphongviet)
Tặng Ai đó đang có tâm trạng như thế này :)